Bảo dưỡng điều hòa định kỳ không chỉ giúp thiết bị hoạt động ổn định, mà còn kéo dài tuổi thọ và tiết kiệm điện năng. Thay vì phải gọi thợ chuyên nghiệp mỗi lần điều hòa gặp vấn đề, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện các bước vệ sinh, kiểm tra cơ bản ngay tại nhà nếu nắm rõ quy trình. Bài viết dưới đây của Sơn Hà sẽ hướng dẫn bạn cách bảo dưỡng đơn giản, đúng kỹ thuật và dễ áp dụng!
1. Lợi ích khi bảo dưỡng điều hòa định kỳ
Việc bảo trì máy lạnh định kỳ không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mà còn nâng cao hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi bạn duy trì thói quen bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên:
- Đảm bảo luồng không khí trong lành: Trong quá trình hoạt động, bụi bẩn và vi khuẩn dễ tích tụ trên dàn lạnh và bộ lọc không khí. Việc vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại này, từ đó mang đến không khí sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe người dùng.
- Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Khi được kiểm tra, vệ sinh đúng cách và đúng thời điểm, máy lạnh sẽ hoạt động ổn định với công suất tối ưu, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và tăng độ bền đáng kể theo thời gian.
- Tiết kiệm điện năng hiệu quả: Một chiếc máy lạnh bám đầy bụi bẩn sẽ làm giảm hiệu suất làm mát, buộc thiết bị phải hoạt động nhiều hơn và tiêu tốn nhiều điện hơn. Bảo dưỡng điều hòa định kỳ giúp các bộ phận bên trong sạch sẽ, máy vận hành mượt mà, tiết kiệm đáng kể chi phí điện hàng tháng.
- Hạn chế chi phí sửa chữa: Khi các linh kiện được theo dõi và kiểm tra thường xuyên, bạn có thể phát hiện sớm những hư hỏng tiềm ẩn để xử lý kịp thời, tránh tình trạng “hỏng nặng mới sửa” gây tốn kém chi phí.

Việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe cho người dùng và nâng cao hiệu suất làm lạnh
>>>> THAM KHẢO NGAY:
- Quy trình tháo điều hòa an toàn, đúng cách tại nhà
- Điều hòa Multi là gì? Ưu, nhược điểm và 3+ lưu ý khi chọn mua
2. Các dấu hiệu cho thấy điều hòa cần được bảo dưỡng gấp
Sau đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy điều hòa nhà bạn đang “kêu cứu” và cần được bảo dưỡng ngay lập tức:
- Phát ra tiếng kêu lạ, chảy nước nhiều: Khi điều hòa vận hành kèm theo tiếng ồn bất thường hoặc nước rò rỉ mạnh, rất có thể thiết bị đang gặp trục trặc về quạt, dàn lạnh hoặc bị tắc ống xả nước.
- Không còn cảm giác mát dù đã giảm nhiệt độ: Đây là dấu hiệu phổ biến cho thấy máy thiếu gas, bộ lọc bị bẩn hoặc dàn lạnh đang hoạt động kém hiệu quả.
- Remote điều khiển phản hồi chậm, đèn báo chập chờn: Điều khiển không nhạy hoặc các tín hiệu từ máy không ổn định có thể do lỗi mạch điện, cảm biến hoặc nguồn cấp điện bị lỗi.
- Đã sử dụng lâu nhưng chưa từng bảo dưỡng, nạp gas: Nếu máy lạnh hoạt động liên tục qua nhiều mùa mà chưa từng được vệ sinh, bảo trì hay nạp gas, chắc chắn thiết bị đang dần xuống cấp.
- Dàn lạnh bám đầy bụi bẩn: Khi mở nắp máy và dễ dàng nhìn thấy bụi tích tụ bên trong, đó là lúc bạn cần làm sạch hệ thống lọc không khí ngay để đảm bảo hiệu suất làm mát và chất lượng không khí.

Khi điều hoà phát ra tiếng kêu lạ hoặc chảy nước là dấu hiệu máy cần được bảo dưỡng ngay
3. Hướng dẫn 6 bước bảo dưỡng điều hòa
Việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ không chỉ giúp thiết bị hoạt động ổn định, tiết kiệm điện mà còn đảm bảo chất lượng không khí trong lành cho không gian sống. Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng lo – dưới đây là hướng dẫn chi tiết 6 bước bảo dưỡng điều hòa đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà.
3.1. Bước 1: Ngắt nguồn máy lạnh
Trước khi tiến hành bất kỳ thao tác bảo dưỡng nào, việc đầu tiên và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn bằng cách ngắt nguồn điện của điều hòa. Sau khi tắt nguồn, hãy đợi khoảng 2 phút để thiết bị trở về trạng thái ổn định trước khi bắt đầu vệ sinh.
Trước khi bảo dưỡng điều hoà, hãy ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn
3.2. Bước 2: Kiểm tra gas
Gas là yếu tố thiết yếu để máy lạnh vận hành hiệu quả. Trong quá trình bảo dưỡng, hãy kiểm tra áp suất gas và hệ thống ống dẫn để phát hiện sớm các dấu hiệu thiếu hụt hoặc rò rỉ, từ đó kịp thời xử lý, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất làm mát.
3.3. Bước 3: Kiểm tra thiết bị bên trong máy lạnh
Tháo vỏ máy và kiểm tra các linh kiện bên trong như mô tơ điện, bơm áp lực, quạt gió,… giúp bạn phát hiện kịp thời các sự cố thường gặp như máy kém lạnh, bị chảy nước hay phát tiếng ồn bất thường. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, hãy liên hệ kỹ thuật viên để được xử lý đúng cách.

Việc tháo vỏ máy và kiểm tra các linh kiện bên trong sẽ giúp phát hiện kịp thời các sự cố
3.4. Bước 4: Làm sạch cục lạnh điều hòa
Bạn hãy dùng dung dịch chuyên dụng để làm sạch dàn lạnh, đặc biệt là các khe thoát khí – nơi dễ tích tụ bụi bẩn gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Sau đó, tháo bộ lọc khí, rửa sạch bằng nước và để khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm lau khô. Cuối cùng, vệ sinh nhẹ nhàng bề mặt ngoài bằng khăn ẩm.
Lưu ý: Khi vệ sinh dàn lạnh, nên xịt nước theo chiều song song với các lá nhôm và theo hướng từ trên xuống để tránh làm biến dạng các lá tản nhiệt do áp lực nước quá mạnh.
3.5. Bước 5: Làm sạch cục nóng điều hòa
Bạn tiến hành tháo nắp của dàn nóng và sử dụng chổi mềm để quét sạch bụi bẩn bám trên bề mặt. Sau đó, dùng máy bơm áp lực để xịt nước vào các khe tản nhiệt. Lưu ý, hãy đảm bảo rằng các bộ phận như đường dây điện và cục nóng không bị hư hại hoặc bị che chắn không đúng cách. Đặc biệt, kiểm tra lại các dây điện và bảo vệ chúng khỏi côn trùng gây hư hỏng.

Bạn hãy sử dụng chổi mềm và máy bơm áp lực để vệ sinh cục nóng điều hoà
3.6. Bước 6: Kiểm tra lại sau khi bảo dưỡng
Sau khi vệ sinh các bộ phận, hãy lắp đặt lại mọi thứ vào đúng vị trí ban đầu. Cuối cùng, kiểm tra lại nguồn điện, đảm bảo rằng máy lạnh hoạt động bình thường trước khi sử dụng lại.
4. Bao lâu thì nên bảo dưỡng điều hòa?
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, việc bảo dưỡng điều hòa nên được thực hiện thường xuyên và đúng cách. Tuy nhiên, tùy vào từng mô hình sử dụng máy lạnh mà thời gian bảo dưỡng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể:
- Đối với hộ gia đình: Nếu bạn sử dụng điều hòa thường xuyên (gần như cả ngày), nên vệ sinh 3 – 4 tháng/lần. Trường hợp chỉ sử dụng khoảng 6 – 8 tiếng/ngày, có thể bảo dưỡng 6 tháng/lần để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả.
- Đối với doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng nhỏ: Do môi trường làm việc thường xuyên và dễ tích tụ bụi bẩn, nên tiến hành bảo dưỡng điều hòa trung bình 3 tháng/lần, hoặc 1 – 2 tháng/lần nếu máy hoạt động liên tục trong môi trường nhiều bụi.
- Đối với cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp: Với tần suất vận hành cao, nhiều nơi hoạt động 24/24, điều hòa cần được bảo dưỡng định kỳ mỗi tháng để tránh quá tải và kéo dài tuổi thọ thiết bị.

Đối với hộ gia đình sử dụng điều hoà thường xuyên, nên bảo dưỡng định kỳ 3 – 4 tháng/lần
>>>> TÌM HIỂU THÊM:
- Heat là gì trong điều hòa? Cách sử dụng chế độ Heat
- Chế độ Eco của điều hòa: Lợi ích và cách sử dụng tiết kiệm điện
5. Sử dụng điều hòa cần lưu ý những gì?
Để điều hòa luôn hoạt động hiệu quả, tiết kiệm điện và bền bỉ theo thời gian, dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn không nên bỏ qua:
- Tắt điều hòa khi không sử dụng: Khi không có nhu cầu sử dụng trong khoảng thời gian dài (từ 2 – 3 tiếng trở lên), bạn nên tắt điều hòa để tiết kiệm điện và tránh làm thiết bị hoạt động quá tải. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, hãy đóng kín cửa và cài đặt nhiệt độ vừa phải, sử dụng thêm chế độ hẹn giờ tắt để giảm hao phí năng lượng.
- Lắng nghe âm thanh bất thường: Khi khởi động hoặc trong quá trình vận hành, nếu điều hòa phát ra tiếng động lạ như lạch cạch, ù, rít… rất có thể thiết bị đang gặp sự cố. Bạn nên ngắt nguồn và liên hệ kỹ thuật viên để kiểm tra kịp thời, tránh hỏng hóc nghiêm trọng hơn.
- Bảo dưỡng định kỳ: Đừng chờ đến khi điều hòa có vấn đề mới vệ sinh hay bảo trì. Hãy thực hiện bảo dưỡng định kỳ đúng thời gian khuyến nghị để đảm bảo máy luôn trong tình trạng tốt nhất, vừa giúp kéo dài tuổi thọ, vừa tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau.

Bảo dưỡng máy lạnh định kỳ sẽ giúp kéo dài tuổi thọ máy và tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau
6. Khi nào nên nhờ đơn vị bảo dưỡng điều hòa?
Việc bảo dưỡng điều hòa tại nhà có thể tiết kiệm chi phí, tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn nên cân nhắc nhờ đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Không có đầy đủ dụng cụ, thiết bị chuyên dụng: Bảo dưỡng điều hòa đòi hỏi các thiết bị như máy hút bụi công nghiệp, bơm rửa áp lực, đồng hồ đo gas… Nếu bạn không có sẵn, việc tự thực hiện có thể không hiệu quả, thậm chí gây hư hỏng máy.
- Thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về kỹ thuật: Mỗi dòng điều hòa có cấu tạo và cơ chế vận hành riêng. Nếu không am hiểu kỹ thuật, bạn có thể vô tình thao tác sai gây ra hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ thiết bị.
- Điều hòa lắp ở vị trí khó tiếp cận: Những máy lạnh được lắp ở vị trí cao, âm trần hoặc nơi chật hẹp sẽ rất khó vệ sinh và bảo dưỡng nếu không có kinh nghiệm và thiết bị hỗ trợ an toàn.

Nếu thiếu kinh nghiệm hoặc dụng cụ, bạn đến nhờ đến đơn vị bảo dưỡng điều hoà
Trong những tình huống trên, việc nhờ đến đơn vị bảo dưỡng uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn và duy trì hiệu suất tối ưu cho thiết bị.
Việc bảo dưỡng điều hòa định kỳ không chỉ giúp tăng hiệu suất làm việc của máy lạnh mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe gia đình bạn. Để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định và lâu dài, đừng quên thực hiện các bước bảo dưỡng đúng cách. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc điều hòa vừa tiết kiệm điện, vừa thân thiện với người sử dụng, hãy tham khảo ngay dòng điều hòa eCool. Với công nghệ Nhật Bản, tính năng tiết kiệm điện vượt trội, eCool chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian sống của bạn.
Thông tin liên hệ:
- Công ty Cổ Phần Quốc Tế Sơn Hà
- Trụ sở chính: Tầng 13, Tòa Capital Place, số 29 phố Liễu Giai, Phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Email: Info@sonha.com.vn
- Fax: 024-62656588
- Hotline: 1800 6566
>>>> CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
